Bản lề của Oppo được thiết kế để khó thấy hơn đến 80% so với các thiết bị khác, theo TUV. Thiết kế này được cho là loại bỏ khoảng cách giữa các màn hình khi gập lại.
Oppo đã tùy chỉnh giao diện người dùng trong các ứng dụng để tương thích tốt và hiệu quả hơn, như ứng dụng Âm nhạc, Ghi chú và Máy ảnh. Ví dụ, trong ứng dụng Ghi chú, Oppo Find N có thể chuyển đổi giao diện thành một máy tính xách tay mini cho phép người dùng gõ chữ mà không cần cầm thiết bị lên.
Màn hình được trang bị một lớp kính Flexion UTG (kính siêu mỏng) 0,03 mm, so với độ dày 0,6 mm của mặt kính thông thường, cho phép dễ dàng uốn cong mà vẫn đảm bảo độ bền chắc chắn. Màn hình Serene cũng có độ bền cao, cho phép gập mở hơn 200.000 lần.
Oppo Find N được trang bị cụm ba camera. Camera chính dùng cảm biến Sony IMX 766 50 MP, camera góc siêu rộng 16 MP và camera tele 13 MP, cũng như camera selfie ở cả màn hình trong và ngoài.
![]() |
Oppo Find N trang bị vi xử lý Qualcomm Snapdragon 888, cùng với bộ nhớ RAM LPDDR5 lên đến 12GB và bộ nhớ UFS 3.1 512GB. Viên pin lớn 4.500 mAh cung cấp thời lượng pin cả ngày, trong khi sạc nhanh SuperVOOC 33W được tối ưu hóa, với khả năng sạc 55% trong 30 phút và đầy 100% trong 70 phút. Thiết bị cũng đi kèm sạc không dây AirVOOC 15W (tương thích với chuẩn Qi) và sạc ngược không dây 10W.
Kính Air Glass
Trong sự kiện nói trên, Oppo cũng ra một chiếc kính thông minh Air Glass, được hãng gọi là aR (assisted Reality) - thực tế hỗ trợ. Sản phẩm bao gồm một máy chiếu siêu nhỏ, màn hình micro LED. Người dùng có thể tương tác với thiết bị thông qua cảm ứng, giọng nói, cử động đầu và chuyển động tay.
![]() |
Kính được cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau, trong đó có những ứng dụng do Oppo phát triển. Chúng bao gồm các ứng dụng Thời tiết, Lịch, Sức khỏe, Teleprompter (tạm dịch: Máy nhắc chữ), Dịch thuật và Điều hướng.
Với chức năng dịch thuật, sau khi ghép nối hai bộ kính, giọng nói của một người dùng sẽ được chuyển đổi thành văn bản và được dịch tự động trước khi xuất hiện trên màn hình của Air Glass của người dùng kia. Công nghệ hiện hỗ trợ dịch giữa tiếng Trung và tiếng Anh, tiếng Trung-Nhật và Trung-Hàn sẽ sớm ra mắt.
Ứng dụng Teleprompter (tạm dịch: Máy nhắc chữ) có thể được điều chỉnh để hiển thị văn bản như bài phát biểu hoặc ghi chú thuận tiện tham khảo khi thuyết trình hoặc họp.
Kính có trọng lượng xấp xỉ 30g, dùng bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon Wear 4100.
Kính được điều khiển thông qua ứng dụng Smart Glass trên đồng hồ Oppo Watch 2 hoặc bất kỳ smartphone Oppo nào được cài đặt ColorOS 11 trở lên. Thiết bị hỗ trợ bốn tương tác trực quan - chạm, giọng nói, chuyển động tay và cử động đầu.
Ví dụ như người dùng có thể sử dụng chuyển động của tay để xác nhận, hủy và chuyển đổi các ứng dụng khi Air Glass được kết nối với Watch 2. Một tương tác mới trên Oppo Air Glass là có thể nhận ra chuyển động của đầu: nhẹ nhàng gật đầu hoặc lắc đầu để mở và tắt thông báo.
Hai sản phẩm sẽ được trưng bày tại hệ thống cửa hàng trải nghiệm chính hãng Oppo Experience Store tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hãng chưa công bố thời điểm bán sản phẩm ra thị trường.
Hải Đăng
Chiếc điện thoại cao cấp tiếp theo của Oppo sẽ sử dụng bộ xử lý Qualcomm Snapdragon Gen 1, về Việt Nam trong năm nay.
" alt=""/>Oppo ra mắt điện thoại màn hình gập và kính thông minhGiáo sư, TSKH nghệ thuật, nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất sinh ngày 7/1/1935 tại Hà Nội. Ông đã từng làm Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novosibirsk - Nga, là hội viên của 2 Hội Nhạc sĩ Liên bang Nga và Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga. Đồng thời, ông còn là người Việt Nam đầu tiên được Tổng thống Putin phong tặng danh hiệu nhà hoạt động nghệ thuật công huân Liên bang Nga.
![]() |
Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất đã để lại cho đời 4 bản giao hưởng và 2 cuốn sách được phổ biến rộng rãi ở Nga là: “Sân khấu và âm nhạc chèo”; “Sân khấu truyền thống Việt Nam” cùng các ca khúc mà nổi bật nhất là ca khúc Người con gái Việt (phỏng thơ Anh Thơ).
Ông là con trai trưởng trong số 8 người con của giáo sư Nguyễn Lân. Năm 15 tuổi ông đã đi bộ đội tham gia kháng chiến. Hòa bình lập lại, ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau đó, đến năm 1959, ông được cử sang Liên Xô và tốt nghiệp ĐẠi học Âm nhạc tại Leningrad (1965-1970). Đến năm 1984, ông về giảng dạy tại Viện Hàn lâm Âm nhạc Novosibirsk.
Ngày 21/9/2009, khi ông sắp bước sang sinh nhật ở tuổi 75, ông là người phá vỡ kỷ lục người có tuổi cao nhất bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học tại Trường Đại học sư phạm Quốc gia Liên bang Nga ở Sankt-Peterburg với đề tài "Sân khấu truyền thống Việt Nam hiện đại".
Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất trở thành người đầu tiên và duy nhất có học hàm hàm Tiến sĩ khoa học trong ngành sân khấu ở Việt Nam.
Minh Anh/TheoĐời sống Pháp luật
" alt=""/>GS Nguyễn Lân Tuất qua đờiTrước đó, tại hội nghị Thành ủy lần thứ 6 được tổ chức vào ngày 4/12, Thành ủy Hải Phòng đã công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ông Hoàng Minh Cường, sinh năm 1973, là người có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với sự phát triển của ngành TT&TT. Ông có bằng Kỹ sư thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội), Cử nhân Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), Thạc sĩ Điện tử viễn thông (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Ông Hoàng Minh Cường tham gia công tác trong ngành Bưu chính Viễn thông từ năm 1995 tại Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC. Trong các năm 2000 - 2002, ông Hoàng Minh Cường giữ chức vụ Trưởng phòng kỹ thuật, Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam, Tổng cục Bưu điện). Từ năm 2002 - 2011, ông giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Bộ TT&TT.
Từ năm 2011 đến tháng 3/2015, ông Hoàng Minh Cường giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam. Từ tháng 4/2015 đến tháng 2/2019, ông giữ chức vụ Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương, Bộ TT&TT. Từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2019 ông được giao đảm trách chức vụ Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT và được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Viễn thông từ tháng 7/2019.
Vân Anh
ictnews Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
" alt=""/>Ông Hoàng Minh Cường được bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng